• Tăng cường hiệu quả đối ngoại nhân dân trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Trà Vinh

    Ngay lúc sinh thời, lý tưởng suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng con người, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân lao động. Trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu ở thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Bác Hồ đã sớm xác định phải phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16-6-2022 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, khẳng định: “Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu rộng, với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, về đích sớm hơn so với mục tiêu Nghị quyết đề ra; góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực, tăng tỉ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ; thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ

  • “Vai trò của nhận thức trong công tác đối ngoại nhân dân”

    Nhận thức đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, nhờ có nhận thức mà con người biết đầy đủ, chính xác về bản chất của sự vật, hiện tượng. Nhận thức đúng thì hành động sẽ đúng. Nhờ có nhận thức mà các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước sớm đi vào cuộc sống. Thực tiễn cho thấy, mọi thành công hay thất bại đều có vai trò của nhận thức. Vậy nên, việc trang bị và nâng cao nhận thức cho mọi cấp, mọi ngành, mọi người về công tác đối ngoại nhân dân là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng để “nâng cao chất lượng, hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới”.

  • VÌ NGƯỜI NGHÈO - KHÔNG ĐỂ AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU

    Xuyên suốt quá trình xây dựng đất nước, xóa đói giảm nghèo luôn là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm, chủ trương của Đảng về xóa đói giảm nghèo đã và đang được thể hiện trong  các Văn kiện Đại hội Đảng qua nhiều thời kỳ, ngày càng sâu rộng và toàn diện hơn.

  • Công bằng xã hội - nền tảng cho sự phát triển bền vững

    Xuyên suốt trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định: Bảo đảm thực hiện quyền con người trong nhà nước pháp quyền XHCN tự bản thân đã đòi hỏi nghèo đói phải được giải quyết về căn bản. Điều đó cho thấy, bảo đảm quyền kinh tế cho mọi người, quyền bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế, đòi hỏi chiến lược xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội và dần dần giảm sự phân cách giàu nghèo là rất quan trọng. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phải là một xã hội người giàu với số lượng ngày càng đông và người nghèo số lượng ngày càng giảm.

  • Phát huy vai trò đối ngoại nhân dân trong tuyên truyền và vận động về nhân quyền

    Nhân quyền, hay quyền con người là những quyền tự nhiên của con người và không bị xóa bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ tổ chức, chính phủ hoặc xã hội nào. Quyền con người là thành quả phát triển của lịch sử lâu dài trong sự nghiệp đấu tranh sinh tồn, đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, cải tạo xã hội và cải tạo thiên nhiên của cả nhân loại. Quyền con người phát triển theo lịch sử của mỗi quốc gia và mang tính đặc thù của từng dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về chế độ chính trị, lịch sử, văn hóa.

  • Đối ngoại nhân dân trong tình hình mới

    Trong lịch sử phát triển của đất nước ta, ngoại giao luôn đóng vai trò hết sức quan trọng tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp Đảng, Nhà nước và nhân dân ta bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cũng như đưa quốc gia phát triển nhanh và bền vững. Nhắc đến ngoại giao Việt Nam, cần đề cập đến 03 bộ phận cấu thành đó đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Trong đó, đối ngoại nhân dân luôn là một thành tố quan trọng trong công tác đối ngoại chung trong lịch sử và truyền thống ngoại giao của nước ta; phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực cho đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước.

  • Chủ động thích ứng với Biến đổi khí hậu

    Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động của biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là lũ lụt, hạn hán, sạt lở bờ sông, bão, xâm nhập mặn do nước biển dâng và các thiên tai khác, trong đó đối tượng chịu tác động mạnh mẻ chính là người dân.

  • Đối ngoại nhân dân luôn là cơ sở, hỗ trợ cho đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước tăng cường và mở rộng các quan hệ song phương và đa phương

    Trong nền ngoại giao của Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp Hữu nghị) với tư cách là cơ quan chuyên trách, cơ quan nòng cốt trong đối ngoại nhân dân là một thành tố không thể thiếu được trong thế chân kiềng: Đối ngoại Đảng - Ngoại giao Nhà nước - Đối ngoại nhân dân của đất nước ta.

  • Nhân quyền - Nền tảng phát triển đất nước

    Theo dòng chảy lịch sử, ý thức về nhân quyền và việc thực hiện nhân quyền là một quá trình lịch sử lâu dài gắn với lịch sử phát triển của loài người và giải phóng con người qua các hình thái kinh tế-xã hội và các giai đoạn đấu tranh giai cấp qua đó quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại.

  • Công tác đối ngoại nhân dân gắn với mục tiêu phát triển bền vững để “không ai bị bỏ lại phía sau”

    Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực chuyển biến nhanh và phức tạp, tác động nhiều chiều đến an ninh-chính trị, đến sự phát triển của đất nước; tạo ra thời cơ thuận lợi, song cũng có cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng ra sức xuyên tạc, chống phá. Trước tình hình thực tế, đối ngoại nhân dân là bộ phận cấu thành quan trọng của mặt trận ngoại giao, góp phần thực hiện nhiệm vụ, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta theo hướng mở rộng hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phục vụ cách mạng Việt Nam.

Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 4
  • Trong tuần: 653
  • Tất cả: 178093